Nhật ký Lòng Chúa Thương Xót tập 1 đoạn (415-hết tập 1)
515 Buổi tối, khi đang tản bộ và lần hạt Mân Côi trong vườn, lúc đến nghĩa trang, 102 tôi mở hé cánh cổng và bắt đầu cầu nguyện một lúc, tôi thầm hỏi, “Các chị có hạnh phúc không?” Khi ấy, tôi đã nghe những lời này, “Chúng tôi được hạnh phúc theo mức độ chúng tôi đã thực thi thánh ý Thiên Chúa.” Và sau đó lại tĩnh lặng như trước. Tôi trầm tư suy nghĩ một lúc về cung cách tôi đang thực thi thánh ý Thiên Chúa và lợi dụng thời giờ Người ban cho tôi.
516 Cũng buổi tối hôm đó, khi tôi đã về ngủ, một linh hồn hiện đến, gõ nhẹ lên chiếc bàn ngủ để đánh thức tôi dậy và xin tôi cầu nguyện. Tôi muốn biết chị ấy là ai, nhưng tôi đã kiềm hãm tò mò và liên kết việc hãm mình nhỏ mọn ấy với lời kinh nguyện để cầu cho chị.
517 Một lần kia, khi viếng thăm một chị yếu bệnh 103 nổi tiếng nhân đức đã tám mươi tư tuổi, tôi hỏi chị, “Thưa chị, chị đã chắc chắn sẵn sàng ra trước tòa Chúa hay chưa?”
Chị đáp, “Em hằng dọn mình suốt đời cho giờ phút ấy.” Chị còn nói thêm, “Tuổi già không chước chuẩn cho chúng ta khỏi phải chiến đấu.”
518 (210) + Trước ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, tôi đi viếng nghĩa trang vào lúc chặp tối. Mặc dù nghĩa trang được khóa, tôi cũng ráng hé chiếc cổng ra một chút và nói, “Nếu các chị cần gì, hỡi các linh hồn nhỏ đáng yêu của em, em sẽ sung sướng được giúp đỡ các chị theo phạm vi luật dòng cho phép.” Khi ấy tôi được nghe những lời này, “Hãy thực thi thánh ý Thiên Chúa; chúng ta được hạnh phúc tùy vào mức độ chúng ta đã thi hành thánh ý Thiên Chúa.”
519 Buổi tối, những linh hồn này đã đến xin cầu nguyện, và tôi đã cầu nguyện rất nhiều cho họ. Vào buổi tối, lúc cuộc rước từ nghĩa trang trở về, tôi nhìn thấy rất đông các linh hồn cùng đi với chúng tôi vào nhà nguyện và cầu kinh với chúng tôi. Tôi đã cầu nguyện rất nhiều vì được các bề trên cho phép như vậy. 104
520 Đang đêm, một linh hồn tôi đã gặp trước kia hiện đến gặp tôi. Linh hồn này không xin cầu nguyện nhưng quở mắng và chửi rủa tôi là đồ hư hốt vô tích sự… “vậy mà bây giờ lại còn ra chuyện cầu bầu cho thiên hạ đang khi mình thực sự còn đầy thói hư nết xấu.” Tôi trả lời trước kia tôi quả thật rất hư hốt vô tích sự, nhưng tôi đã xưng tội và đã làm việc đền tội vì sự mê muội ấy. Tôi tin tưởng vào lòng nhân lành của Thiên Chúa, và nếu đôi khi còn sa ngã, thì đó chỉ là sơ xuất chứ tôi không bao giờ cố tình, thậm chí ngay trong những điều rất nhỏ mọn. Tuy nhiên, linh hồn kia vẫn cứ quát mắng tôi, “Tại sao mày không ngoan ngoãn tôn nhận sự cao cả của tao? Tại sao một mình mày không tôn vinh tao vì những việc lẫy lừng của tao như tất cả thiên hạ đều làm?” Lúc ấy, tôi đã nhận ra hắn là Satan đội lốt một linh hồn, và tôi đáp lại, “Vinh quang chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa. Hỡi Satan, hãy xéo đi!” Lập tức, hồn ma này phóng xuống một hào sâu, kinh hãi không tả xiết. Tôi đã nói với hồn ma độc dữ này rằng tôi sẽ nói cho cả Giáo Hội về điều này.
521 Thứ Bảy, chúng tôi rời Cracow và trở về Vilnius. Trên đường, chúng tôi vào viếng đền thánh Czestochowa. Khi cầu nguyện trước ảnh thánh Đức Mẹ hay làm phép lạ, tôi cảm thấy… rất sung sướng… [tư tưởng để ngỏ].
[Hết tập Một|
1 Ngày 22 tháng 2 năm 1931, trong thời gian đang ngụ tại Plock, nữ tu Faustina đã nhận được lệnh Chúa Giêsu ruyền hãy vẽ một bức ảnh theo mẫu được chỉ dẫn cho chị (x. NK 47).
Đầy tớ Chúa đã cố gắng chu toàn mệnh lệnh, nhưng vì không biết kỹ thuật hội họa nên chị không thể vẽ được. Tuy vậy, chị vẫn không từ bỏ ý muốn ấy. Chị đã xoay xở và tìm được sự trợ giúp từ các chị em và các cha giải tội của chị.
Vài năm sau, các bề trên chuyển chị đến Vilnius (Wilno), nơi đây cha giải tội của chị là linh mục giáo sư Michael Sopocko, vì muốn nhìn thấy bức hình theo một chủ đề cho đến lúc đó vẫn còn mới lạ, nên đã nhờ họa sĩ Eugene Kazimierowski vẽ theo những chỉ dẫn của nữ tu Faustina. Bức vẽ được hoàn thành vào tháng 6 năm 1934 và được treo tại hành lang tu viện các nữ tu Bernadine gần nhà thờ thánh Micae tại Vilnius, nơi cha Sopocko đang làm quản nhiệm.
Năm 1935, trong thời gian cử hành các nghi thức bế mạc năm thánh Cứu Độ, bức hình Chúa Thương Xót đã được chuyển về Ostra Brama [“Cổg Phí Đ ong” dẫ và thàh phốVilnius] vàđ .ợ đ .t trê mộ cử sổcao đ . cóthể nhì thấ từxa. Bứ hìh đ .ợ bà kíh ởđ o từngà 26 đ .n ngà 28 thág 4. Đ .ợ phé củ đ .c tổg giá mụ Romuald Jalbrzykowski, ngà 4 thág 4 nă 1937, bứ hìh đ a đ .ợ là phé và đ .ợ tô kíh tạ nhàt hờt háh Micae tạ Vilnius.
Nă 1944, mộ ủ ban chuyê mô đ .ợ thàh lậ theo lệh đ .c tổg giá mụ Jalbrzykowski đ . thẩ đ .nh bứ hìh. Cá chuyê gia nhậ đ .nh làbứ hìh Chú Thư .ng Xó do họ sĩEugene Kazimierowski thự hiệ mang tíh nghệthuậ cao vàlàmộ cốg hiế quan trọg cho nghệthuậ tô giá hiệ đ .i. Bứ vẽđ .u tiê nà cónhiề đ .c tíh biể trưg. Trê nề phẳg, Chú Kitônhưđng bư .c đ, vớ mộ hà quang nhỏtrê đ .u, mắ hơ nhì xuốg nhưđng nhì nhữg ngư .i chiê ngắ. Tay phả Chú giơlê mộ chú trong tư thế ban phé làh; trong khi tay trá đng mởphầ á chỗtrá tim (khôg đ .ợ vẽra), vàtừđ o giã chiế hai luồg ság, mộ mà xanh nhạ phí bê phả (củ ngư .i xem), mộ mà đ . phí bê trá. Áh ság củ hai luồg ság nà xuyê qua tay á vàá choàg củ Chú.
Nă 1943, tạ Lwow, theo lờ yê cầ củ dòg Đ .c MẹNhâ Làh, họ sĩStanley Batowski lạ thự hiệ mộ bứ hìh khá, bứ vẽnà đ .ợ tô kíh tạ bà thờphụcủ nhànguyệ cộg đà tạ số3/9 phốZytnia ởthàh phố Warsaw. Trong cuộ chíh biế Warsaw, nhànguyệ nà (cùg vớ bứ hìh) đ a bịthiê rụ. Bứ hìh do họ sĩBatowski rấ đ .ợ mọ ngư .i yê thíh. Đ .ợ khíh lệ BềTrê Tổg Quyề dòg Đ .c Mẹ Nhâ Làh đ a yê cầ họ sĩnà vẽthê mộ bứ khá cho tu việ tạ Cracow, nơ đng truyề báhìh thứ mớ mẻ sùg kíh lòg thư .ng xó Chú. Bứ hìh đ a đ .ợ vẽlạ vàđ .ợ gử đ .n Cracow và ngà 6 thág 10 nă 1943.
Trong thờ gian ấ, họ sĩAldof Hyla cũg đ .n gặ bềtrê tu việ Cracow vàđ . nghịthự hiệ mộ bứ vẽcho nhà nguyệ cá nữtu nhưmộ kỷniệ tạơ vìđ .ợ sốg só qua cuộ chiế. Bềtrê ởđ o, MẹIrene Krzyzanowska, sau khi hộ ývớ cá nữtu cao niê vàcha Andrasz, S.J., đ a đ . nghịhọ sĩHyla thự hiệ bứ vẽtheo lờ chỉdẫ củ nữ tu Faustina. Vớ mụ đ ich ấ, họ sĩđ a nhậ đ .ợ lờ môtả(tríh từNhậ Kýcủ nữtu Faustina) cùg vớ mộ tấ hìh nhỏbứ vẽcủ họ sĩEugene Kazimierowski.
Bứ hìh đ .ợ hoà thàh và mù thu nă 1943 vàđ .ợ đ .a đ .n tu việ tạ Cracow. Bứ hìh củ họ sĩ Batowski cũg đ .ợ gử đ .n cùg thờ kỳấ. Vìvậ đ a phá sinh mộ vấ đ . –bứ hìh nà sẽđ .ợ tô kíh trong nhànguyệ củ cá nữtu? Vấ đ . đ a đ .ợ giả quyế nhờđ .c hồg y Sapieha tìh cờđng cómặ tạ đ o. Ngà tì hiể hai bứ vẽvàđ . nghị “Vìhọ sĩHyla đ a vẽbứ hìh củ ôg nhưmộ kỷvậ tạơ, vìthếbứ hìh ấ nê đ .ợ đ .t trong nhànguyệ củ cá chị” Ngà là phé bứ hìh vàtruyề bà kíh. Cho đ .n ngà nay, bứ hìh ấ vẫ đ .t trê bà thờphụvềphí bê trá củ lố đ chíh trong nhànguyệ củ dòg Đ .c MẹNhâ Làh tạ số 3/9 phốWronia ởCracow, vàđ .ợ tô kíh nhưbứ hìh đ .ợ vẽdư .i sựhư .ng dẫ củ chịFaustina Kowalska.
Nhữg kháh hàh hư .ng từkhắ đ .t nư .c Ba Lan vàhả ngoạ đ a đ .n vớ bứ hìh Chú Thư .ng Xó nà đ . khấ xin nhữg ơ cầ thiế. Córấ nhiề bảg tạơ vànhữg bứ hìh nà đ .ợ phổbiế khắ thếgiớ. Bứ hìh củ họ sĩBatowski đ .ợ tô kíh tạ nhàthờChú Thư .ng Xó ở phố Smolensk tạ Cracow. Theo dòg nă thág, nhiề họ sĩkhá đ a vẽbứ hìh Chú Thư .ng Xó, dự theo nhữg bứ hìh cósẵ hoặ theo Nhậ Kýcủ chịFaustina.
2 Tức là bức hình.
3 Trong thời gian chị Faustina sống tại Vilnius, cha giải tội Michael Sopocko đã truyền chị ghi lại những kinh nghiệm nội tâm của chị.
Khi được người trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành hỏi vì sao lại truyền cho chị Faustina viết nhật ký, cha Sopocko đã trả lời thế này, “Hồi ấy tôi làm giáo sư chủng viện và trường thần học của viện đại học Stefan Botory tại Vilnius. Tôi làm gì có thời giờ để nghe những lần xưng tội quá lâu của chị ấy, thành ra tôi đã bảo chị ghi lại tất cả những điều ấy và thỉnh thoảng đưa lại cho tôi. Đó là lý do quyển Nhật Ký thành hình” (Thư cha Sopocko ngày 6 tháng 3 năm 1972). Chị Faustina đã đề cập đến lệnh truyền của cha giải tội trong các số 6 và 839 trong quyển Nhật Ký này. Ngoài lệnh truyền của cha giải tội, nhiều chỗ trong quyển Nhật Ký này, Đầy Tớ Chúa, chị Faustina cũng đề cập đến lệnh truyền của chính Chúa Giêsu (x. NK các số 372, 459, 895, 965, 1142, 1257, 1567, 1665…).
4 Bà Aldona Lipszycowa khi ấy sống tại Ostrowek thuộc quận Radzymin. Bà sinh ngày 14 tháng 4 năm 1896 tại thành phố Tbilisi (nay là thủ đô nước cộng hòa Georgia, thuộc Liên Bang Sô Viết cũ), là con gái của ông bà Serafin Jastrzebski và Mary Lemke. Trong những năm 1965/66, bà là một nhân chứng trong thủ tục điều tra thông tin về Đầy Tớ Chúa.
Bà kể lại, “Chồng tôi nhờ cha sở giáo xứ thánh Giacôbê ở ngoại ô Ochota tìm cho một người giúp việc. Linh mục kinh sĩ James Dabrowski khi ấy là cha sở ở Klebow vốn là bạn của chồng tôi. Ngài đã rửa tội cho ông ấy, làm phép hôn phối cho chúng tôi, và rửa tội cho tất cả con cái chúng tôi. Vào mùa hè năm 1924, linh mục kinh sĩ đã gửi cô Helen Kowalska đến với tờ giấy nhắn rằng ngài không biết cô ấy, nhưng hy vọng cô ấy sẽ được việc” (A. SF. Recol.).
5 Tu viện của dòng Đức Mẹ Nhân Lành tại số 3/9 phố Zytnia, thành phố Warsaw
6 Mẹ Michael – Olga Moraczewska sinh năm 1873. Mẹ được coi là một người có học thức vào thời ấy. Mẹ nói được nhiều ngôn ngữ và đã hoàn thành chương trình nhạc viện. Mẹ vào dòng khi đã lớn tuổi. Sau khi tuyên khấn trọn đời, Mẹ được chỉ định làm bề trên tại tu viện Warsaw. Mẹ giữ chức vụ này cho đến năm 1928. Sau nhiệm kỳ của Mẹ Tổng Quyền M. Leonard Cielecka, Mẹ Michael đã điều hành toàn hội dòng. Trong thời gian Mẹ làm tổng quyền, hiến pháp của dòng đã được châu phê. Mẹ rất yêu thương cộng đoàn và tìm cách phát triển tinh thần cũng như vật chất cho dòng. Mẹ đã thành lập các nhà tại Warsaw trong vùng ngoại ô Grochow, tại Rabka, tại Lwow, và tại Biala một nhà, trực thuộc tu viện ở Plock, cách đó 10 cây số.
Mẹ qua đời tại Cracow, ngày 15 tháng 11 năm 1966, và được an táng trong nghĩa trang của dòng (A. SMDM-C).
7 Theo truyền thống của dòng, các nữ tu sống chung một mái nhà với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vì nhà nguyện tu viện Warsaw là một tòa nhà riêng biệt, cách tòa nhà của các nữ tu vài mét, nên một nhà nguyện thứ hai được thiết lập tại lầu hai trong tòa nhà của các nữ tu. Được phép của tòa tổng giám mục, Thánh Thể cũng được lưu giữ tại nhà nguyện này, và được cử hành thánh lễ trong một số ngày. Nhà nguyện này thường được gọi là “nhà nguyện nhỏ” hoặc “Chúa Giêsu nhỏ.”
8 Theo tục lệ của dòng, luật thinh lặng có hiệu lực từ 9 giờ tối. Các kinh nguyện tư có thể được đọc thầm. Rất có thể Đầy Tớ Chúa cho rằng việc cầu nguyện trong lúc sấp mình dưới đất – không phải là chính việc cầu nguyện – đã vi phạm tục lệ này.
9 “Các bề trên” có thể là bề trên tổng quyền và vị giám đốc đệ tử, vì các vị này có quyền quyết định cho Đầy Tớ Chúa được mặc áo dòng và vào nhà tập tại Cracow. Bề trên tổng quyền vào lúc ấy là Mẹ Leonard Cielecka. Mẹ sinh ngày 24 tháng 12 năm 1850 tại Paplin ziemi
Siedleckiej. Mẹ xuất thân từ một gia đình địa chủ, học vấn rất cao, biết nhiều ngoại ngữ và âm nhạc. Mẹ vào dòng ngày 1 tháng 9 năm 1885, tuyên khấn trọn đời tại Warsaw năm 1893, và đảm trách nhiều nhiệm vụ trong dòng ngay từ khi còn rất trẻ. Năm 1909, Mẹ làm bề trên tu viện tại Derdy gần Warsaw. Từ năm 1912, Mẹ là bề trên tu viện tại Warsaw, và từ năm 1918, bề trên tại Walendow. Sau khi hội dòng tách khỏi trụ sở chính ở Pháp vào năm 1922, trong tổng tu nghị lần thứ nhất tại Ba Lan, Mẹ đã được bầu làm tổng quyền lãnh đạo toàn thể các tu viện tại
Ba Lan. Mẹ giữ chức vụ này trong sáu năm, tức là đến năm 1928, và sau đó làm cố vấn cho bề trên tổng quyền kế nhiệm. Mẹ qua đời vào ngày 1 tháng 11 năm 1933.
Giám đốc đệ tử bấy giờ là Mẹ Jane Bartkiewicz. Mẹ sinh ngày 31 tháng 6 năm 1858, vào dòng ngày 10 tháng 12 năm 1877, và tuyên khấn trọn đời tại Laval bên Pháp năm 1885. Trong thời gian dòng Đức Mẹ Nhân Lành còn thuộc Nhà Mẹ tại Pháp, Mẹ Jane là tổng đại diện cho các tu viện tại Ba Lan.
Mẹ là người cao lớn và năng động, đôi khi đến độ độc đoán. Mẹ rất yêu dòng và muốn tốt cho dòng, cố gắng đạt đến mục tiêu ấy bằng cách thế nhiều khi thật khó chịu với bản tính con người. Mối tương giao giữa Mẹ và các nữ tu trẻ hết sức thân mật và nồng nhiệt. Mẹ biết cách sống dịu hiền, nhưng phương pháp giáo dục của Mẹ đã tạo ra một bầu hí sợ hãi cho các nữ tu.
Sau khi mãn nhiệm kỳ làm tổng đại diện, Mẹ đã làm giám tập và phụ trách kỳ thử thứ ba. Vì vậy, Mẹ cảm thấy suốt đời có đặc quyền sửa bảo các nữ tu trẻ. Mẹ qua đời tại Warsaw ngày 1 tháng 7 năm 1940 (A. SMDC-C và D).
10 Helen Kowalska đến Cracow vào ngày 23 tháng 1 năm 1926 để hoàn tất giai đoạn thỉnh tu của chị. Cùng ngày hôm ấy, chị Henry Losinska đã qua đời tại Cracow. Nữ tu Henry sinh ngày 20 tháng 1 năm 1897, vào dòng năm 1920 và làm công tác đóng giầy (A. SMDM-D).
11 Nữ tu Margaret-Anna Gimbutt sinh năm 1857 và vào dòng năm 1893. Chị rất có công phục vụ hội dòng, giữ nhiệm vụ giám tập, bề trên tu viện tại Vilnius, và sau đó là phụ trách kỳ thử thứ ba. Chị nổi bật với tinh thần từ bỏ, hãm mình, và rất khắc khe với bản thân. Chị khiêm tốn, hiền lành, liên lỉ cầu nguyện, trỗi vượt về tinh thần giữ luật dòng, là một mẫu gương cho các nữ tu, nhất là các thuộc quyền.
12 Đức giám mục Stanislaus Rospond, sinh ngày 30 tháng 9 năm 1877 tại Liszki gần Cracow. Sau khi tốt nghiệp trung học thánh nữ Anna tại Cracow, ngài vào chủng viện. Một năm sau, ngài được gửi đi nghiên cứu chuyên sâu tại Insbruck và đến năm 1904 thì đậu văn bằng tiến sĩ thần học. Ngài được thụ phong linh mục ngày 10 tháng 8 năm 1901. Ngài làm giám học, rồi sau đó là giám đốc chủng viện Cracow. Ngài là cha giải tội thường xuyên cho các nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1927, ngài được vinh thăng giám mục. Ngài làm tổng đại diện trong nhiều năm. Mối tương giao giữa ngài với hội dòng Đức Mẹ Nhân Lành rất thân tình, ngài đã tham dự tất cả các nghi lễ của dòng. Mỗi năm hai lần, ngài chủ tế nghi thức mặc áo dòng và tuyên khấn cho dòng. Đức cha qua đời ngày 4 tháng 2 năm 1958 và được an táng tại nghĩa trang gia tộc ở Liszki.
13 Ngày mặc áo – ngày 30 tháng 4 năm 1926. Nữ tu Clemens Buczek nhớ lại hôm ấy chị giúp cho các chị em mặc áo dòng. Nữ tu đã ghi lại trong hồi ký của mình, “Vào tháng 5, năm 1926, tôi giúp chị Helen Kowalska mặc áo dòng. Sau khi chị ấy nhận áo dòng trên bàn thờ, tôi bảo chị ấy, Helen, để chúng tôi mặc áo cho chị nhanh lên.‟ Nhưng chị Helen ngất đi. Tôi vội vã lấy muối thơm làm cho chị ấy tỉnh lại… Sau đó, tôi thường trêu chị ấy không thích từ bỏ thế gian. Chỉ sau khi chị ấy qua đời, tôi mới biết chị ấy bị ngất không phải vì tiếc nuối thế gian, mà vì
một lý do khác” (A. SF. Recol.).
14 Nữ tu Mary Joseph, Stephanie Brzoza, sinh năm 1889. Chị vào dòng năm 1909 và tuyên khấn trọn đời vào ngày 15 tháng 5 năm 1917. Chị là người trong nhóm huấn luyện các thiếu nữ tại học viện ở Cracow. Năm 1925, chị được gửi sang trụ sở nhà mẹ ở Laval, Pháp để quan sát kỹ lưỡng về cung cách huấn luyện các tập sinh và hấp thụ tinh thần dòng. Sau khi từ Laval trở về, chị được chỉ định làm giám tập từ ngày 20 tháng 6 năm 1926 cho đến ngày 30 tháng 10 năm 1934. Chị là một giám tập gương mẫu và rất hiểu biết về các linh hồn. Chị rất yêu sách, đồng thời cũng hết sức ân cần và từ tâm như hiền mẫu đối với từng tập sinh. Trong kỳ tổng tu nghị năm 1934, chị đã được bầu vào tổng hội đồng của dòng, và giữ chức bề trên tại trụ sở chính của dòng tại Warsaw. Năm năm sau, chị qua đời vì chứng ung thư, ngày 9 tháng 11 năm 1939 (A. SMDM-C và D).
15 Cha Theodore Czaputa khi ấy là cha giải tội của tập viện. Sinh năm 1884, ngài được thụ phong linh mục ngày 7 tháng 7 năm 1907. Ngài hoàn tất chương trình thần học tại viện đại học Jagienllonian ở Cracow. Từ năm 1916, ngài dạy giáo lý tại các trường trung học tại Cracow. Sau đó, ngài làm giám đốc tại tiểu chủng viện và thẩm phán tòa án.Từ tháng 11 năm 1925, ngài giải tội cho các tập sinh dòng Đức Mẹ Nhân Lành và giữ nhiệm vụ ấy cho đến khi gần qua đời, các tập sinh rất tin tưởng nơi ngài. Vì thiếu sức khỏe, ngài được nghỉ công việc giám đốc chủng viện và chuyển về Lagiewniki và làm tuyên úy cho các nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành. Ngài qua đời ngày 2 tháng 3 năm 1945 (Hồ sơ giáo phủ Cracow).
16 Các bề trên trong dòng chỉ truyền lệnh “nhân danh đức vâng phục thánh thiện” cho các nữ tu có lời khấn mà thôi. Các tập sinh không buộc phải vâng phục một lệnh truyền như thế. Nếu vị giám tập có dùng những lời này, thì chỉ dựa vào thiện chí và nhân đức của chị tập sinh này để buộc chị vâng phục lệnh truyền hầu làm dịu bớt những kinh nghiệm đớn đau của chị mà thôi (x. Hiến pháp dòng Đức Mẹ Nhân Lành, các khoản 96-99).
17 Có lẽ chị có ý nói đến những lời của sứ ngôn Isaia (Is 49:15): “Mẹ nào có thể quên con của mình, cạn lòng thương đối với đứa con lòng họ đã cưu mang, cho dù bà ấy có quên đi nữa, thì Ta cũng không quên ngươi đâu.” 18 Một vài chi tiết của bản văn cho thấy đó là tu viện Warsaw. Bề trên khi ấy là Mẹ Raphael Buczynska. Mẹ là một trong những bề trên xuất sắc nhất. Mẹ phán đoán rất chính xác và lành mạnh về người cũng như vật, đầu óc rất thực tế và có một đời nội tâm sâu xa. Mẹ rất yêu dòng và quan tâm đến sự phát triển tinh thần và vật chất của dòng. Trong quan hệ với các chị em, Mẹ là người đáng mến, trực tính, và sáng suốt. Mẹ biết cách đánh giá và trọng dụng thành tựu của từng chị em. Mẹ không bao giờ hạ thấp cá nhân, nhưng đề cao tinh thần của từng nhân vị, giúp đỡ và khích lệ họ. Mẹ M. Raphael-Catherine Buczynska sinh ngày 23 tháng 12 năm 1879, vào dòng ngày 18 tháng 10 năm 1900, và qua đời ngày 23 tháng 12 năm 1956 (A. SMDM-C).
19 Những lời này mô tả tu viện Warsaw. Nhà nguyện là một tòa nhà riêng biệt. Cổng vào cách một khoảng sân. Vào thời ấy, nhà nguyện được dành riêng cho các nữ tu và học sinh nội trú. Các giáo dân hầu như không bao giờ đến đây. 20 Cộng đoàn dòng khi ấy điều khiển những nhà trú cho các thiếu nữ bị quên lãng và gặp “khó khăn” mặt tinh thần. Những thiếu nữ này thường được gọi là các “học sinh,” “các học sinh nội trú,” hoặc “các em.” Họ được sở Xã Hội hoặc cha mẹ họ gửi đến cho các nữ tu, một số tự đến để làm việc “đền tội.” Có khoảng 230 thiếu nữ tại nhà ở phố Zytnia. Họ được chia làm nhiều nhóm gọi là “các lớp.” Nữ tu phụ trách một nhóm như thế được gọi là “Mẹ phụ trách lớp.”
Tất cả mô tả của thị kiến dường như tiên báo về những khó khăn Đầy Tớ Chúa sẽ gặp phải trong công cuộc làm tông đồ cho lòng thương xót Chúa. Thị kiến cũng tiên báo về chiến thắng sau cùng của công cuộc và về chị thánh trong đó nữa.21 Các linh mục giải tội là cha Kulesza và cha Roslaniec; cha giải tội ngoại lệ là cha Aloysius Bukowski, dòng Tên.
22 Cha giáo sư Michael Sopocko sinh ngày 1 tháng 11 năm 1888 tại Nowosady thuộc miền Vilnius. Ngài học tại chủng viện Công Giáo Rôma tại Vilnius, và được thụ phong linh mục ngày 15 tháng 6 năm 1914. Sau đó, ngài tốt nghiệp tại trường Thần Học thuộc viện đại học Warsaw và học viện Sư Phạm Quốc Gia. Năm 1928, bộ Tôn Giáo và Giáo Dục Công Cộng đã bổ nhiệm ngài làm chủ tịch phân khoa thần học mục vụ tại
trường thần học của viện đại học Stefan Botory tại Vilnius.
Năm 1934, ngài là giáo sư thỉnh giảng tại viện đại học Warsaw, được chính thức ủy nhiệm làm chủ tịch phân khoa thần học tại đại học Vilnius. Cũng trong năm ấy, ngài quản nhiệm luôn nhà thờ thánh Micae tại Vilnius. Trong nhiều năm, ngài đã giải tội cho nhiều cộng đoàn tu sĩ nam nữ. Ngài là cha giải tội thường xuyên của các nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành từ ngày 1 tháng 1 năm 1933 cho đến ngày 1 tháng 1 năm 1942.
Trong thời kỳ Thế Chiến II, ngài làm giáo sư tại chủng viện ở Bialystok là nơi chủng viện Vilnius được chuyển đến (A. SF. Tự thuật).Kỷ yếu tu viện Cracow còn nói cha Sopocko đang ở tại Cracow vào ngày 28 tháng 8 năm 1938. Rất có thể khi ấy ngài đến thăm Đầy Tớ Chúa tại Pradnik, và chị đã ngưng viết Nhật Ký vào thời gian đó.
Linh mục giáo sư tiến sĩ Michael Sopocko qua đời vào ngày lễ thánh bổn mạng chị Faustina, ngày 15 tháng 2 năm 1976, lúc 8 giờ tối tại Bialystok. Lễ an táng được cử hành vào ngày 19 tháng 2. Chủ tế tang lễ là giám mục bản quyền địa phương, đức cha Henry Gulbinowicz, cùng với 80 linh mục đồng tế. Đức hồng y Stephen Wyszynski, giáo chủ Ba Lan cũng gửi điện chia buồn.
23 Trước khi đến Vilnius, Đầy Tớ Chúa đã được thấy vị linh hướng tương lai của chị trong hai thị kiến. Thị kiến thứ nhất diễn ra tại Warsaw, trong thời gian thử lần thứ ba; thị kiến thứ hai xảy ra tại Cracow (x. NK, số 53 và 61).
24 Đây chưa phải là chứng lao phổi mà sau này đã ảnh hưởng đến toàn thân của chị thánh, tình trạng kiệt sức này là do một nếp sống mới, với những kinh nghiệm và chiến đấu tinh thần dữ dội khiến chị gặp khó khăn trong việc chu toàn các phận sự.
25 Chị thánh làm việc trong nhà bếp các thiếu nữ, phục vụ bữa ăn cho hơn 200 người.
26 Vì các bác sĩ không tìm ra chứng bệnh nào có liên quan đến các cơ phận nơi chị Faustina nên các chị em mới nghĩ chị giả vờ bệnh và thích cầu nguyện hơn làm việc (A. SF. Recol.).
27 Hai thành Sôđôma và Gômôra đã bị lửa sinh diêm từ trời hủy diệt thế nào (x. St 19:24), thì thành phố Warsaw, cũng như nhiều tỉnh thành khác tại Ba Lan, thực sự cũng đã bị hủy diệt trong Thế Chiến II bằng bom lửa và bom hủy diệt từ các chiến đấu cơ như vậy.
28 “Jozefinek” là một nhà mới được thành lập của dòng tại số 44 phố Hetmanska tại vùng Grochow thuộc Warsaw.Nhà mới này cũng được vị bề trên tại nhà ở số 3/9 phố Zytnia điều hành.
29 Các linh mục giải tội tại nhà Plock là đức ông Adolf Modzelewski, đức ông Louis Wilkonski, và cha Waclaw Jezusek.
30 Bề trên của nhà Plock là mẹ Rose-Jane Klobukowska, sinh năm 1882. Mẹ vào dòng năm 1902, tuyên khấn trọn đời năm 1909. Mẹ làm bề trên tại nhiều nhà của dòng. Từ năm 1934-45, Mẹ là phụ tá của bề trên tổng quyền. Từ năm 1946-52, làm bề trên tổng quyền.
31 Cha Joseph Andrasz, dòng Tên sinh tại Zakopane ngày 16 tháng 10 năm 1891. Ngài vào dòng Tên vào ngày 22 tháng 9 năm 1906 và được thụ phong linh mục ngày 19 tháng 3 năm 1919. Ngài làm việc tại nhà xuất bản của dòng Tên (Wydawnictwo Apostolstwa Modlitwy) trong tám năm. Năm 1930, ngài phục vụ trong tư cách giám đốc nhà xuất bản và chủ bút của nguyệt san Sứ Giả Thánh Tâm (Poslaniec Serca Jezusowego). Từ năm 1932, ngài là cha giải tội ngoại thường của tập viện dòng Đức Mẹ Nhân Lành. Ngài qua đời ngày 1 tháng 2 năm 1963 (A. SJ-C).
32 Con đường thơ ấu thiêng liêng theo tinh thần của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu (x. Truyện Một Tâm Hồn).
33 Thành phố Vilnius nằm trên bờ sông Wilia. Từ thị trấn nhìn sang, bên kia sông là những ngọn đồi cây, có những chặng đường thánh giá “Canvê,” (tiếng Ba Lan là Kalwaria). Đi từ chặng này đến chặng khác gọi là “đi đàng Thánh Giá.” Từ nhà các nữ tu có thể dùng thuyền đến đó.
34 Mẹ Irene Krzyzanowska. Nữ tu Irene-Mary Krzyza-nowska sinh ngày 25 tháng 11 năm 1889. Mẹ vào dòng ngày 7 tháng 12 năm 1916 và tuyên khấn trọn đời ngày 30 tháng 4 năm 1924. Mẹ rất yêu thích giới trẻ và tận tâm với công việc tông đồ. Mẹ phục vụ trong tư cách nhà giáo dục tại trung tâm dành cho các thiếu nữ, phụ tá giám tập, bề trên, và phụ tá cho bề trên tổng quyền. Sau nhiều năm lao nhọc hy sinh, Mẹ đã qua đời tại Wroclaw ngày 3 tháng 12 năm 1971.
35 Có lẽ là nữ tu Justine Golofit, một người bạn từ những ngày năm tập. Mẹ Irene, vì muốn cho Đầy Tớ Chúa vui, đã cắt chị cùng đi.
Nữ tu Justine Golofit sinh ngày 5 tháng 7 năm 1908, vào dòng tháng 8 năm 1927. Chị tuyên khấn trọn đời ngày 30 tháng 10 năm 1934. Sau đó, chị phục vụ tại nhà bếp ở Warsaw, Vilnius, và Radom. Vì bị bệnh tim, chị chỉ làm việc nhẹ. Chị là một trong những nhân chứng trong quá trình điều tra thông tin về Đầy Tớ Chúa.
36 Biala là một làng gần Plock (ngày nay nổi tiếng với công nghiệp dầu hỏa), nơi đây cộng đoàn dòng cũng đã tậu một số nhà và thiết lập một nhà nghỉ cho các nữ tu và học sinh nội trú thuộc nhà Plock. Các nữ tu sống trong một nhà nhỏ tọa lạc trong khu vườn, với một cổng chính từ bên cạnh vườn. Trước cửa chính có một hành lang.
37 Có lẽ là cha Peter Trojanczyk đang dưỡng bệnh tại Biala, đồng thời cũng là tuyên úy của cộng đoàn đã giúp đỡ các nữ tu về phương diện thiêng liêng. Trong khi dùng hoa trang trí nhà nguyện, chị Faustina có lẽ đã muốn lấy một ít hoa để trang trí phòng cha tuyên uý. Cha Peter Trojanczyk sinh ngày 30 tháng 4 năm 1887 và được thụ phong linh mục ngày 22 tháng 6 năm 1913. Ngày 7 tháng 3 năm 1941, ngài bị Đức Quốc Xã bắt và đày trong trại giam ở Dzialdow, tại đó, ngài bị giết cùng năm ấy (Thư Mục Vụ giáo phận Plock, số 9, năm 1949).
38 Các học sinh gồm có: Imelda, Edwarda, Ignasia, Margaret và Hedwig Owar (x. A. SF. và thư J. Owar). Bốn người trước đã chết. Hedwid Owar là nhân chứng trong quá trình điều tra thông tin.Hồ sơ liên quan đến cuộc thị kiến đã được viết tại Vilnius vào ngày 28 tháng 11 năm 1934 và được các nữ tu Faustina, nữ tu Taida (người lưu giữ những lời của chị Faustina), và nữ tu Imelda ký tên. Mẹ Irene, bề trên của tu viện khi ấy xác nhận tính xác thực.
39 Bề trên giám tập thực hiện quyển cẩm nang về lời khấn, dựa trên tác phẩm của cha Peter Cotelle dòng Tên, “Giáo Lý về Lời Khấn.” Mỗi tập sinh phải ghi các câu hỏi và trả lời trong tập của mình để học thuộc lòng.
40 Trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, các nữ tu sống trong những phòng tập thể, nhiều người chung một phòng. Chỗ người này được ngăn với chỗ người khác bằng vách ngăn cứng. Mỗi phần ấy được gọi là phòng riêng.41 Nữ tu Stanislaus Stepczynska cũng bị bệnh và lúc ấy đang ngụ tại nhà Plock. Thấy chị Faustina sống nội tâm, hiền lành, và đầy tinh thần cầu nguyện, nữ tu này đã quan sát và thậm chí còn lục lọi giường của chị thánh để tìm kiếm các dụng cụ hãm mình ngoại thường (Thông tin được nữ tu Christine Korzeniowska cung cấp).
42 Điều ấy được viết ở một chỗ khác trong Nhật Ký. Trong một thời gian lâu dài, chị Faustina đã không ghi chép những kinh nghiệm và ân sủng chị nhận được. Theo mệnh lệnh rõ ràng của cha giải tội là linh mục Sopocko, chị thánh mới bắt đầu ghi lại các kinh nghiệm xảy ra với chị, và cả các kinh nghiệm trước mà chị nhớ lại được. Sau đó một thời gian, chị thánh đã đốt hết. Cha Sopocko kể lại rằng: “Khi tôi đi Thánh Địa một vài tuần lễ, chị đã bị một thiên thần giả dạng thuyết phục hãy đốt Nhật Ký. Tôi đã bảo chị làm việc đền tội bằng cách ghi lại những phần đã
đốt. Nhưng trong thời gian ấy, những kinh nghiệm mới lại xảy đến, và chị phải luân phiên ghi những điều mới và những điều cũ. Vì thế, mà thiếu trình tự thời gian trong Nhật Ký.”
43 Có những dấu hiệu cho thấy đó là nhà ở phố Zytnia tại Warsaw. Trong thời gian đó, có các chị cao niên là: Mẹ Jane Bartkiewicz, Mẹ Margaret Gimbutt, Mẹ Raphael Buczynska, Mẹ Michael Moraczewska, bề trên tổng quyền. Cũng có khả năng là điều ấy được Mẹ Jane Bartkiewicz thực hiện, một người rất quan tâm đến các nữ tu trẻ tuổi.
44 Vĩnh thệ. Trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, sau khi nghe ý kiến của hội đồng, bề trên tổng quyền sẽ chấp thuận cho một nữ tu được khấn trọn đời hoặc cho hồi tục sau thời gian năm năm khấn tạm (Hiến pháp dòng Đức Mẹ Nhân Lành).
45 Nữ tu Faustina được bình an trong tuần tĩnh tâm do cha Andrasz giảng phòng, từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 4 năm 1933. Ngài đã thông cảm và chỉ dẫn cho chị những lời khuyên hữu ích để vươn tiến trên con đường Chúa dẫn chị đi.
46 Đầy Tớ Chúa ở đây nhớ đến việc hoàn thành những ước nguyện của Chúa về việc vẽ bức hình với những luồng sáng đỏ và lam nhạt cùng hàng chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”; việc tôn sùng bức hình công khai; việc phổ biến chuỗi kinh và tuần cửu nhật kính lòng thương xót Chúa. Tất cả những yêu cầu này của Chúa đã được thực hiện do nỗ lực của cha Sopocko.
47 Chị Faustina khi ấy đang là một thỉnh sinh, làm việc tại nhà bếp cùng với chị Marcianna Oswiecimska. Trước khi ra ngoài, chị Marcianna Oswiecimska bảo Helen rửa chén đĩa rồi cất đi. Helen (tức là chị Faustina sau này) làm việc ấy, nhưng vì một số chị em dùng bữa sau thỉnh thoảng lại đến nhờ Helen dọn bữa cho họ hoặc giúp làm điều gì.
Helen không muốn từ chối nên đã phục vụ từng người, và vì thế đã không làm trọn công việc được giao. Khi chị Marcianna trở về và thấy chén đĩa chưa được thu dọn, chị tưởng Helen đã bỏ qua lời dặn của mình nên bắt Helen ngồi trên bàn để đền tội trong khi chính chị làm công việc ấy.
Nữ tu Marcianna-Julia Oswiecimska sinh năm 1897. Chị vào dòng năm 1919, phục vụ công tác nội thiện trong nhiều năm. Chị là một người năng động, hay yêu sách, nhưng rất yêu thương người chung quanh (Hồ sơ nữ tu Marcianna).
48 Chỉ các bề trên mới có quyền ban lệnh “với hiệu lực lời khấn vâng phục” trong những vấn đề hệ trọng. Nữ tu Marcianna không có quyền truyền lệnh và chắc chắn đã không làm như thế. Chị bắt Faustina ngồi trên bàn như một việc đền tội mà thôi. Helen ngạc nhiên trước hình thức đền tội này và lưỡng lự vâng theo. Khi ấy, nữ tu Marcianna mới hỏi chị thỉnh sinh: “Này Helen, chị vâng lời như thế à?” Câu chất vấn này đã bị Faustina hiểu lầm là một lệnh truyền “với hiệu lực lời khấn vâng phục” (Hồ sơ nữ tu Marcianna).
49 Tại một số tu viện, kể cả nhà Warsaw ở phố Zytnia, các nữ tu thường có phiên coi nhà đêm. Các nữ tu trực phiên sẽ đi quanh nhà, chiếu đèn khắp sân, và kiểm soát các cửa sổ để canh chừng trộm cắp đột nhập.
50 Đây là tên phổ biến của các nữ tu dòng thánh Phanxicô Gia Đình Đức Mẹ, một hội dòng do đức tổng giám mục Felinski thành lập vào năm 1857. Trụ sở nhà mẹ của dòng này tại Warsaw, ở phố Zelazna, bên cạnh trụ sở nhà mẹ của dòng Đức Mẹ Nhân Lành.
51 X. chú thích số 7.
52 Có lẽ chị thánh thay thế nữ tu Modest Rzeczkowska đang bị bệnh và phải đi điều trị tại Warsaw (Hồ sơ nữ tu Pelagia).
53 Mọi nữ tu đều dành ngày đầu tháng để tuyên lại lời khấn, gọi là ngày tĩnh tâm. Trong ngày đó không có giờ giải trí. Các nữ tu giữ thinh lặng và phải làm một giờ nguyện gẫm, viếng đường Thánh Giá, hồi tâm tháng, và suy ngắm nửa giờ về sự chết (x. Hiến pháp dòng Đức Mẹ Nhân Lành).
54 Hằng tháng, mỗi tập sinh phải dùng một ngày do vị giám tập chỉ định gọi là ngày thập tự chinh. Vào ngày ấy, các tập sinh buộc phải giữ thinh lặng nhiều hơn và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, xin vị giám tập thêm việc khổ chế, và dâng tất cả mọi công việc, lời cầu nguyện, và đau khổ cho Chúa Giêsu để đền tạ thay cho các tội nhân.Một số nữ tu vẫn giữ việc lành này sau khi đã rời tập viện.
55 Chị Faustina để bốn trang trắng. Có lẽ chị định sau đó sẽ viết lại, và ghi vào đó một số kinh nghiệm đã qua, nhưng rồi đã không viết gì cả.
56 Kỳ thử thứ ba là giai đoạn các nữ tu dọn mình vĩnh thệ. Trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, thời gian này kéo dài năm tháng. Đầy Tớ Chúa sống kỳ thử thứ ba vào năm 1932/33 tại Warsaw. Vị phụ trách là Mẹ Margaret Gimbutt.
57 Walendow, một nhà của dòng Đức Mẹ Nhân Lành, cách Warsaw 20 cây số. Tại đó, các nữ tu có một nhà dành cho các thiếu nữ. Vào năm 1936, theo lời đề nghị của Bộ Pháp Lý, một trung tâm phục hồi nhân phẩm cho những người vi phạm lần đầu (các thiếu nữ và phụ nữ) đã được thiết lập tại đó. Ngoài thời gian tĩnh tâm ấy, chị Faustina còn ngụ tại Walendow từ ngày 5 tháng 3 cho đến tháng 5 năm 1936.
58 Tuần tĩnh tâm do cha Edmund Elter, dòng Tên, phụ trách. Ngài sinh ngày 14 tháng 11 năm 1887. Ngài nhập dòng Tên ngày 15 tháng 7 năm 1905. Với thiên khiếu đặc biệt, ngài nghiên cứu các khoa nhân văn, thần học, và (năm 1919/20) luật quốc tế tại viện đại học Warsaw. Sau đó, ngài còn học tại Rôma và Pháp. Năm 1926, ngài làm giáo sư luân lý học tại viện đại học Gregorianum ở Rôma. Từ 1932 đến 1935, ngài sống tại Warsaw, sau đó trở về Rôma dạy môn giảng thuyết và tu từ. Ngài qua đời tại Rôma ngày 27 tháng 8 năm 1955.
59 Trung tâm của một khu đất cũ cách Walendow một cây số, nơi đây dòng Đức Mẹ Nhân Lành có một khu nhà dành cho các trẻ em. Cơ sở này có là do công chúa Czetwertynska đã dâng cúng cho nhà dòng một thuở đất trồng trọt, khu rừng, và một vài nhà trại dành cho các trẻ em gặp nguy cơ về luân lý. Khu nhà ấy vẫn được bề trên nhà Walendow điều hành, nhưng đến năm 1947 thì trở thành một nhà tự lập (Lịch sử dòng Đức Mẹ Nhân Lành).
60 “Nhà may” tức là nhà kho chứa y phục vải vóc của các nữ tu, kể cả một phòng may vá. Nhiệm vụ của các nữ tu làm việc ở đây là may y phục và khăn vải, vá sửa và phân phát y phục cho các nữ tu do phòng giặt ủi gửi đến, đồng thời cung cấp những trang phục cần thiết cho các nữ tu.
61 Vào thời ấy, các nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành được chia làm hai thành phần, được gọi là tụng sĩ và trợ sĩ. Các nữ tu được chia do quyết định của ban quản trị dòng dựa trên trình độ kiến thức, tuổi tác và khả năng của từng phần tử. Nhiệm vụ của các tụng sĩ là điều hành nhà dòng và các cơ sở phục hồi của dòng. Các trợ sĩ làm những việc lao công và phụ giúp các tụng sĩ, nhất là trong lãnh vực lao động tay chân (Hiến pháp dòng Đức Mẹ Nhân Lành).
62 “Đai sắt” là một loại thắt lưng làm bằng mắt lưới kim loại nhẵn, được dùng làm hình cụ khổ chế. Các nữ tu có thể đeo đai này nếu được phép của bề trên, trong một thời gian hạn định
.63 Phía bên kia “nhà nguyện nhỏ” là phòng hội, nơi diễn ra các phiên hội của cộng đoàn.
64 “Giờ giải trí” là thời gian cho các nữ tu giải trí sau giờ làm việc.
65 Em gái của chị Faustina là Wanda Kowalska sinh năm 1920. Theo lời bà Josephine Jasinska nee Kowalska, chị cả của chị Faustina cho biết, trước thời kỳ Thế Chiến II, Wanda có vào dòng thánh nữ Ursuline. Trong thời gian chiến tranh, Wanda bị bắt sang Đức làm việc lao công cưỡng bức, sau đó không về Ba Lan, nhưng lập gia đình với một người Anh, và sang Anh với chồng. Người chồng nhập ngũ và tử nạn. Wanda trở về Ba Lan, nhưng quay lại Anh chỉ sau vài ngày vì tình hình chính trị lúc ấy. Vài năm sau, nhờ một linh mục, gia đình biết tin Wanda bị bệnh nặng và được đưa vào bệnh viện. Từ đó, gia đình không biết tin gì về Wanda nữa.
66 Có lẽ chỉ là một cha giải tội bình thường ở Warsaw.
67 Phép đoán là phép để một tu sĩ có thể làm một hành vi tuy bề trên không biết, nhưng giả định bề trên sẽ cho phép làm việc ấy.
68 Các nữ tu sống thời gian thử thứ ba tại khu tập viện, và kết thúc giai đoạn khấn tạm.
69 Áo choàng – một tấm vải màu đen lớn có hình thánh giá trắng ở giữa. Theo nghi thức của dòng Đức Mẹ Nhân Lành, trước khi khấn trọn, các nữ tu nằm sấp trước bàn thờ và được phủ áo choàng tượng trưng việc chết cho thế gian. Trong lúc ấy, các nữ tu đọc thánh vịnh 129 và đánh chuông báo tử. Vị chủ tế, thường là một vị giám mục, rẩy nước phép trên các nữ tu ấy và đọc lời, “Hãy chỗi dậy, hỡi các con là những người đã chết cho thế gian, và Chúa Giêsu sẽ soi sáng cho các con.”
70 Có lẽ ở đây chị Faustina nói về cha Elter, dòng Tên, người trong tuần tĩnh tâm trước kỳ thử thứ ba đã giúp chị được bình an và khuyến khích chị trung thành với ơn Chúa.
71 X. chú thích số 32.
72 Trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành có tục lệ là mỗi tháng, các nữ tu đều đến gặp bề trên để xin phép: làm những việc hãm mình nhỏ; đọc thêm kinh; tự do sử dụng một vài vật dụng; chước chuẩn một đôi điều trong luật dòng mà họ tạm thời không thể giữ được; và nhiều điều khác tùy nhu cầu từng cá nhân.
73 Đức giám mục Rospond là một người bạn rất thân của dòng Đức Mẹ Nhân Lành, trong nhiều năm ngài đã chủ tế các nghi thức mặc áo dòng, tuyên khấn, cử hành thánh lễ và giảng thuyết trong những dịp ấy. Trong nghi thức mặc áo dòng, ngài trao áo dòng và lúp cho thỉnh sinh; trao thắt lưng, tràng hạt, tượng thánh giá, và lúp đen cho tập sinh; trao nến sáng và nhẫn như một dấu chỉ hôn ước vĩnh viễn với Chúa Giêsu cho nữ tu khấn tạm (x. 12).
74 Các tu sĩ dòng Tên có kỳ tĩnh tâm dài ba mươi ngày trong thời kỳ thử thứ ba, trước khi vĩnh thệ.
75 Bề trên tại Czestochowa lúc bấy giờ là Mẹ Seraphina Kukulska. Nữ tu Seraphina (khi chịu phép Thánh Tẩy được đặt tên Salomea) sinh ngày 30 tháng 11 năm 1873. Mẹ vào dòng ngày 18 tháng 7 năm 1894. Mẹ ở trong nhóm phụ trách và sau đó làm bề trên tại Cracow, Czestochowa, Walendow. Nữ tu Seraphina qua đời ngày 10 tháng 6 năm
1964 (A. SMDM-C & D).
76 Chương trình huấn luyện các nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành dựa theo tinh thần khổ chế của thánh Inhaxiô Lôdôla, chia nhân đức khiêm nhượng làm ba cấp độ.
77 Bức hình tại Vilnius là do họa sĩ Eugene Kazimierowski thực hiện (x. chú thích 1).
78 Có lẽ là nữ tu Philomena Andrejko, người qua đời tại Warsaw vào chiều ngày 13 tháng 7 năm 1934, lúc 4 giờ 45.
79 Cứ mỗi thứ Năm, từ 9 đến 10 giờ đêm, tất cả các nữ tu khỏe mạnh đều làm một giờ chầu đền tạ, gọi là giờ thánh. Trước ngày thứ Sáu đầu tháng, các nữ tu sẽ luân phiên chầu từng giờ một suốt đêm.
80 Bác sĩ Helen Maciejewska sinh năm 1888 là bác sĩ của các nữ tu tại Vilnius. Vào tháng 2 năm 1935, bà chuyển về Wilejka để đảm trách chức vụ giám đốc bệnh viện địa phương. Bà là một bác sĩ tốt lành và được quí trọng, trỗi vượt về sự hiểu biết, tâm hồn nhạy cảm và hy sinh cho các bệnh nhân. Bà qua đời ngày 21 tháng 9 năm 1965.
81 Có một thánh đường dâng kính Chúa Thương Xót được xây dựng vào năm 1629 tại phố Smolensk ở Warsaw. Lễ bổn mạng thánh đường này được mừng vào ngày 14 tháng 9, tức lễ Suy Tôn Thánh Giá.
82 Hội kiểm thảo (tiếng Ba Lan là Kapitula) – tức là một buổi hội trong đó bề trên nhà sẽ huấn dụ một bài ngắn và nhận định về việc giữ luật nhà, sau đó các nữ tu sẽ thú lỗi của mình.
83 Bề trên nhà Vilnius bấy giờ là Mẹ Borgia-Hedwig Tichy, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1887. Mẹ vào dòng năm 1913. Mẹ là một y tá, và cũng là bề trên nhà Vilnius và Walendow. Mẹ qua đời tại Wroclaw ngày 26 tháng 4 năm 1970. Mẹ cũng là một nhân chứng trong quá trình điều tra thông tin.
84 Có lẽ là nữ tu Frances thuộc dòng thánh Bernadine, đã cùng bề trên của chị đến thăm các nữ tu tại Vilnius vào ngày 15 tháng 1 năm 1936 (A. SMDM-C).
85 “Chầu phép lành” – một lễ nghi ngắn có ban phép lành Thánh Thể.
86 Dây xích, giống như chiếc dây thắt lưng (x. số 62), được làm bằng mắt xích kim loại giống như chiếc vòng, và được dùng làm hình cụ khổ chế.
87 Theo bức thư của cha Sopocko gửi cho chị Faustina vào năm 1937, chúng ta biết ngài có trình bày với đức khâm sứ là tổng giám mục Cortesi về việc thành lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Cha hy vọng đức khâm sứ sẽ tâu vấn đề lên Đức Thánh Cha (x. các thư 160).
88 Chị thánh viết các điều quyết định lên những tờ giấy sạch sẽ đã được in lại trong Nhật Ký.
89 Thị kiến liên quan đến cha Sopocko, người đau khổ rất nhiều vì sự kiện đình chỉ việc tôn sùng lòng thương xót Chúa. Lời tiên báo này hầu như ứng nghiệm từng chữ. Sắc lệnh số 65/52 của thánh bộ Thánh Vụ [tên gọi của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin trước công đồng Vaticanô II] ban hành ngày 28 tháng 11 năm 1958 và thông tư ngày 6 tháng 3 năm 1959 đã đình chỉ việc truyền bá tôn sùng lòng thương xót Chúa theo hình thức được nữ tu Faustina cổ động. Kết quả là các bức hình Chúa Thương Xót được tôn kính tại nhiều thánh đường đã được tháo gỡ. Các linh mục không còn rao giảng về lòng thương xót Chúa. Chính cha Sopocko bị Tòa Thánh khiển trách nghiêm khắc và chịu nhiều phiền toái liên quan đến việc truyền bá tôn sùng lòng thương xót Chúa.
Dòng Đức Mẹ Nhân Lành cũng bị cấm truyền bá lòng thương xót Chúa; kết quả là các bức hình, chuỗi kinh, tuần cửu nhật, và tất cả những hình thức cổ động việc tôn sùng đã được truyền bá trước kia đều bị rút lại. Công cuộc lòng thương xót Chúa được chị Faustina cổ động tưởng đã bị tiêu tan và không bao giờ bùng lên được nữa.
Trước khi có thông tư Tòa Thánh, bức hình Chúa Thương Xót đã được tôn kính tại tu viện dòng Đức Mẹ Nhân Lành ở Cracow, nơi chị Faustina qua đời, và phủ đầy những bia tạ ơn chung quanh. Vào Chúa Nhật tuần thứ ba mỗi tháng, một thánh lễ long trọng được cử hành và các linh mục giảng về lòng thương xót Chúa. Chúa Nhật liền sau lễ Phục Sinh được cử hành tôn kính Lòng Thương Xót Chúa, và đức hồng y Adam Sapieha từ năm 1951 đã ban ơn toàn xá suốt bảy năm [đến năm 1958, tức là đến khi Tòa Thánh cấm].
Trước lệnh cấm của Tòa Thánh, các nữ tu đã bàn hỏi với đấng bản quyền địa phương Cracow là đức tổng giám mục Baziak về việc tôn kính bức hình Chúa Thương Xót đang được đặt tại bàn thờ cạnh, đầy những bia tạ ơn, và phải có thái độ thế nào đối với các việc phụng tự lòng thương xót Chúa. Đức tổng giám mục Baziak ra lệnh cứ giữ bức hình tại vị trí cũ và các tín hữu không bị cấm cản khi đến cầu nguyện trước bức hình để xin các ơn cần thiết. Ngài cũng ban lệnh giữ nguyên các nghi thức tôn sùng vốn có.Như thế, việc tôn sùng lòng Thương Xót Chúa vẫn được duy trì giữa thử thách tại trụ sở nhỏ bé của dòng Đức Mẹ Nhân Lành tại số 3/9 phố Wronia, nơi thi hài Đầy Tớ Chúa được mai táng. Hiện nay, lòng tôn sùng đã mãnh liệt trở lại, rộ nở và cuốn hút sự hứng thú của các thần học gia.
Vì phần đầu lời tiên báo của chị Faustina đã ứng nghiệm gần như sát từng chữ, nên có thể nghĩ rằng phần còn lại cũng sẽ nên trọn. Những sự kiện sau đây làm chứng cho tính cách xác thực của lời tiên báo: Ngày 30 tháng 6 năm 1978, thánh bộ Giáo Lý Đức Tin (A.A.S. trang 350) đã ban hành một thông tư do đức hồng y bộ trưởng Franjo Seper và đức tổng giám mục thư ký thánh bộ Jerome Hamer, O.P. ký ngày 15 tháng 4 năm 1978.
Nội dung thông tư như sau:
Từ nhiều nơi khác nhau, nhất là từ Ba Lan, thậm chí từ thẩm quyền hợp pháp, đã hỏi rằng những lệnh cấm trong “Thông Tư” của thánh bộ Thánh Vụ, được in trong Công Báo Tòa Thánh năm 1959, trang 271, về việc tôn sùng lòng thương xót Chúa theo những hình thức do nữ tu Faustina cổ xướng còn được coi là có hiệu lực hay không. Thánh bộ này, hiện nay đã có nhiều tài liệu nguyên gốc, vẫn chưa được biết đến vào năm 1959; đã cứu xét những hoàn cảnh thay đổi sâu xa, và đã cân nhắc quan điểm của nhiều vị bản quyền Ba Lan, tuyên bố rằng những điều cấm trong “Thông Tư” trên kia không còn hiệu lực nữa.
Ngày 12 tháng 7 năm 1979, để trả lời cho Cha Tổng Quyền dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm – nhân danh cha bề trên tỉnh dòng thánh Stanislaus Kostka, thuộc dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Hoa Kỳ – đã xin lời giải thích chính thức đối với phạm vi bản thông tư năm 1978 về vụ rút lại những lệnh cấm truyền bá việc tôn sùng lòng thương xót Chúa do nữ tu Faustina Kowalska cổ xướng, đức hồng y bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin đã xác quyết như sau:
Về vấn đề (được nêu trong thư của Cha Tổng Quyền) ấy, tôi hân hạnh thông tri với cha rằng “Thông Tư” mới ấy (A.A.S., ngày 30 tháng 6 năm 1978, trang 350) đã đến với ánh sáng của tài liệu nguyên bản được đức tổng giám mục Cracow, khi ấy là đức hồng y Karol Woltyla, cẩn thận giám định thông tin, ý muốn của Tòa Thánh là rút lại điều cấm trong “Thông Tư” năm 1959 trước kia (A.A.S., 1959, trang 271), như vậy, được hiểu là không còn, về phía thánh bộ này, bất kỳ một ngăn trở nào trong việc truyền bá lòng tôn sùng lòng thương xót Chúa theo những hình
thức chân xác mà nữ tu được nói trên đã cổ động [Đầy Tớ Chúa, nữ tu Faustina Kowalska].
90 Cuộc tĩnh tâm ở Vilnius được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 2 năm 1935 do cha Macewicz, dòng Tên, giảng phòng. Vào cuối tuần tĩnh tâm có một thánh lễ theo lễ điển Đông Phương và các nữ tu được hiệp lễ hai hình.
91 Việc tuyên lại lời khấn. Hiến pháp dòng Đức Mẹ Nhân Lành có qui định mỗi năm hai lần, sau kỳ tĩnh tâm tám ngày và kỳ tĩnh tâm ba ngày, mỗi nữ tu, cùng với toàn thể cộng đoàn, phải tuyên lại các lời khấn thanh tịnh, khó nghèo, và tuân phục bằng cách đọc lớn tiếng một công thức được rút gọn, có kèm theo lời nguyện sau đây: “Lạy Thiên Chúa của con, xin ban cho con ơn thánh để giữ những lời khấn này được trung thành hơn trước.”
92 Gia đình chị Faustina sống tại làng Glogowiec, quận Turek, tỉnh Lodz.
93 Nữ tu Maria Salomea Olszakowska qua đời vào tháng 6 năm 1962.
94 Bức hình Chúa Thương Xót có hai luồng sáng, một màu lam nhạt, một màu đỏ, được họa sĩ Eugene Kazimierowski vẽ tại Vilnius. Bức hình được bày kính công khai tại Cổng Rạng Đông vào dịp bế mạc năm thánh Cứu Độ, từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 4 năm 1935 (x. Nhật Ký số 419 và chú thích 1).
95 Chị Faustina nghĩ rằng chị sẽ phải bỏ dòng Đức Mẹ Nhân Lành và thành lập một dòng tu mới có mục đích truyền bá việc tôn sùng lòng thương xót Chúa và cầu xin lòng thương xót cho thế giới.
96 Chị Faustina đã viết rằng Chúa Giêsu đòi chị thành lập một dòng tu mới với mục đích cầu xin lòng thương xót Chúa cho thế giới và truyền bá việc tôn sùng lòng thương xót Chúa. Vì không muốn như thế nên chị đã trình bày những soi động này với linh mục giải tội là cha Sopocko, Tổng Quyền là Mẹ Michael Moraczewska, và sau khi đến Cracow, chị còn thưa với cha J. Andrasz, dòng Tên nữa. Các cha giải tội không dứt khoát; còn Mẹ Michael chỉ ban phép sau một thời gian đắn đo lâu dài, nhưng nhấn mạnh rằng Mẹ không chịu trách nhiệm. Chị Faustina trình bày những soi động ấy lên đức tổng giám mục Romuald Jalbrzykowski. Ngài không từ chối, nhưng nói cần phải chờ thêm dấu chỉ rõ ràng từ trời cao.
Dù nỗ lực bền bỉ, nhưng chị Faustina đã không sống để thấy cộng đoàn ấy được thành lập. Nhờ những cố gắng của cha Sopocko mà vấn đề đã được trình bày tại cuộc họp “Giờ Thánh Kinh” vào năm 1941; và vào ngày 15 tháng 10 năm 1941, chí nguyện sinh đầu tiên đã khấn giữ đức khiết tịnh cùng tuyên hứa đức khó nghèo và đức vâng phục trước mặt cha Sopocko. Vào năm sau, những chí nguyện sinh khác đã tham gia và tuyên những lời khấn hứa tương tự. Năm 1946, những chí nguyện sinh đầu tiên là Osinska và Naborowska rời Vilnius và đến định cư tại Mysliborz thuộc giáo phận Gorzow. Ngay sau đó có nhiều người tham gia và dần dần hội dòng bắt đầu phát triển.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 1955, đức cha Zygmunt Szelazek, bản quyền giáo phận Gorzow, với quyền đặc biệt đã thiết lập hội dòng Chúa Giêsu Kitô Chí Thánh – Đấng Cứu Độ Xót Thương, với mục đích truyền bá lòng thương xót Chúa và trợ giúp hàng giáo phẩm. Như vậy, ước nguyện của Đầy Tớ Chúa đã được thực hiện mà không có sự tham gia của cá nhân chị (x. O. Izydor Borkiewicz, O.F.M. Con., thủ bản “Kowalska Helen,” trang 18).
97 Nữ tu Faustina nghĩ đến công việc thành lập hội dòng mới và xin thánh Inhaxiô trợ giúp.
98 Kỳ tĩnh tâm ba ngày từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 năm 1935 được tổ chức tại Vilnius do cha Rzyczkowski, dòng Tên giảng phòng, sau này ngài trở thành giám tỉnh dòng Tên miền Bắc Ba Lan có trụ sở tại Warsaw.
99 Đức tổng giám mục Vilnius lúc bấy giờ là đức cha Romuald Jalbrzykowski (1876 – 1955). Ngài tốt nghiệp chủng viện Petersburg (1898 – 1902), và được thụ phong linh mục năm 1901. Ngài trở thành giáo sư chủng viện và kinh sĩ ở Sejny. Trong thời kỳ Thế Chiến I, ngài chuyển đến Minsk và thi hành các công tác mục vụ, giáo dục, và xã hội rất tích cực. Sau nhiều năm lưu lạc, ngài trở về Sejny năm 1917. Được vinh thăng giám mục năm 1918, ngài làm giám mục phụ tá đảm trách phần bên lãnh thổ Ba Lan của giáo phận Sejny. Từ 1921, ngài là đại diện tông tòa, và năm 1926, là giám mục bản quyền đầu tiên của giáo phận Lomza mới được thiết lập. Khi đức tổng giám mục Jan Cieplak của tổng giáo phận Vilnius từ trần, ngài đã coi sóc giáo phận này từ ngày 8 tháng 9 năm 1926. Ngày 13 tháng 3 năm 1940, ngài bị Đức Quốc Xã bắt và giam giữ tại đan viện các cha dòng Đức Bà ở Mariampol tại Lithuania.
Ngài trở về Vilnius ngày 5 tháng 8 năm 1944. Tháng 12 năm ấy, ngài lại bị bắt và bị giam tại Vilnius. Khi Thế Chiến II kết thúc, ngài chuyển về Bialystok và dành trọn sức lực cho việc tổ chức giáo phủ tổng giáo phận này, chỉ định các linh mục cho các giáo xứ và giải quyết nhiều vấn đề cần thiết khác.Trong tương giao với người khác, đức tổng giám mục Jalbrzykowski rất bình dị, dễ gần, thông cảm và kiên nhẫn. Nhưng ngài lại rất nghiêm khắc với bản thân. Ngài qua đời tại Bialystok ngày 19 tháng 6 năm 1955.
100 Cha Sopocko cho in chuỗi kinh Thương Xót như trong Nhật Ký của nữ tu Faustina vào phía lưng tấm hình (in lại bức hình do họa sĩ Kazimierowski vẽ ở Vilnius) và nhờ nhà xuất bản Cebulski tại Cracow phát hành (x. Các thư, # 75, 87-90).
101 Vì không dám chắc về những soi động của chị Faustina về việc thành lập cộng đoàn mới, cha Sopocko muốn chuyển vấn đề sang một linh mục khác. Ngài bảo chị Faustina trình bày tất cả những mệnh lệnh chị đã nhận được cho cha giải tội trước kia của chị là cha Andrasz dòng Tên tại Cracow.
102 Dòng Đức Mẹ Nhân Lành có một nghĩa trang tại Cracow, trong một thuở đất, và được phân cách với phần còn lại bằng một bức tường dày với một chiếc cổng lớn. Tất cả các nữ tu và người nội trú qua đời tại Cracow được mai táng ở đây. Thi hài của chị thánh Faustina được mai táng tại đây cho đến khi được cải táng vào ngày 25 tháng 11 năm 1966.
103 Nữ tu Vitalina Maslowska sinh ngày 4 tháng 12 năm 1852, và qua đời ngày 6 tháng 1 năm 1939.
104 Trong những lần gặp hằng tháng với bề trên, các nữ tu xin phép đọc thêm các kinh nguyện tư không có trong luật dòng (x. 72).__